Với mật độ dân số ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh điều này kéo theo lưu lượng nước thải của các khu dân cư ngày càng nhiều. Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người như nước thải đi vệ sinh, tắm giặt, rửa tay chân,… ở các hộ gia đình. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt nếu không được thu gom và xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và tăng mức độ ô nhiễm đối với nguồn tiếp nhận..
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt Khu dân cư
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư thường chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng bị phân hủy sinh học, chứa nhiều amoni, phốt pho, các chất tẩy rửa và các loại vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm.
Hàm lượng một số thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và Quy chuẩn nước thải sau xử lý thể hiện ở bảng dưới đây.
Stt | Chỉ tiêu | ĐVT | Giá trị | QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A |
1 | BOD5 | mgO2/l | 300 – 350 | 30 |
2 | COD (*) | mgO2/l | 500 – 700 | 75 |
3 | TSS | mg/l | 500 – 1000 | 50 |
4 | Nitrat (NO3-) (tính theo Nitơ) | mg/l | 40 – 80 | 30 |
5 | Amoni | mg/l | 15 – 70 | 5 |
6 | Tổng photphat (PO43-) (theo P) | mg/l | 5,5 – 90 | 6 |
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Hiện nay, phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư, đô thị hay chung cư phổ biến nhất là xử lý bằng sinh học, trong đó kết hợp sử dụng các chủng vi sinh vật yếm khí (chủ yếu từ bể tự hoại), thiếu khí và hiếu khí để phân giải hiệu quả các chất hữu cơ và Nito có trong nước thải.
Quy trình xử lý cơ bản đối với nước thải sinh hoạt như sau :
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Bể thu gom:
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của cư dân sau xử lý ở bể tự hoại sẽ được dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bể tách dầu mỡ:
Nước thải từ bể thu gom sẽ chảy qua bể tách dầu mỡ để loại bỏ dầu mỡ có trong nước thải, phần dầu mỡ trong nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên, trong bể có thanh gạt dầu mỡ qua ống dẫn dầu mỡ đưa về bể chứa bùn để thu gom và xử lý chung với bùn thải. Phần nước chảy qua bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Nước thải sinh hoạt từ bể tách dầu mỡ sẽ được dẫn về bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định, đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau.
Bể anoxic:
Bể anoxic có tác dụng loại bỏ nitơ trong nước thải dưới rác dụng của vi sinh vật thiếu khí. Tại đây nitrat trong nước thải được chuyển hóa thành nitơ không khí và thoát ra ngoài.
Bể anoxic là bể quan trọng trong quá trình xử lý nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Công nghệ khử nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học phổ biến nhất hiện nay là: Nitrat hóa và khử Nitrat, diễn biến của quá trình này như sau:
Nitrat hóa
Nitrat hoá là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ các hợp chất ôxy hoá của Nitơ, chủ yếu là Amôni. Ngược với các vi sinh vật dị dưỡng các vi khuẩn nitrat hoá sử dụng CO2(dạng vô cơ) hơn là các nguồn các bon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh khối của các vi khuẩn nitrat hoá tạo thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi chất nhỏ hơn nhiều lần so với sinh khối tạo thành của quá trình dị dưỡng.
Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ Amôni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi sinh vật, đó là vi khuẩn Nitrosomonas và Vi khuẩn Nitrobacter. Ở giai đoạn đầu tiên amôni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat:
Bước 1. NH4– + 1,5 O2 –> NO2– + 2H+ + H2O
Bước 2. NO2– + 0,5 O2 –> NO3–
Các vi khuẩn Nitrosomonas và vi khuẩn Nitrobacter sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng hợp quá trình bằng phương trình sau:
NH4+ + 2 O2 –> NO3– + 2H+ + H2O (*)
Cùng với quá trình thu năng lượng, một số ion amoni được đồng hoá vận chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng phương trình sau:
4CO2 + HCO3– + NH4+ + H2O –> C5H7NO2 + 5O2
Bể aerotank:
Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Tại đây, nước thải được phân hủy hiếu khí. Bùn hoạt tính lơ lửng cùng với hệ thống thổi khí oxy được phân phối đồng đều làm tăng khả năng xáo trộn và tiếp xúc giữa bùn, nước thải và oxy. Nhờ vậy, hiệu quả xử lý cao hơn.
Để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý. Nồng độ oxy hòa tan của nước thải trong bể sinh học cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2 mg/l bằng các đĩa phân phối khí tinh được bố trí đều dưới đáy bể, với các bọt khí li ti sẽ đem Oxy đi đến toàn bộ thể tích bể. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành biomass, CO2, H2O và các dạng vật chất khác.
Một phần bùn hoạt tính trong bể lắng được tuần hoàn trở lại bể Sục khí nhằm duy trì nồng độ bùn cần thiết trong bể sinh học hiếu khí nên hiệu quả xử lý không bị giảm.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong bể sinh học hiếu khí diễn ra như sau:
– Đồng hóa:
CxHyOzN + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
– Dị hóa:
CxHyOzN + năng lượng → C5H7NO2 (tế bào chất)
– Tự phân hủy:
CxHyOzN + (x + y/4 + z/3 + ¾) O2 → xCO2+[(y-3)/2]H2O + NH3 + năng lượng
Quá trình phân hủy Nitơ trong bể sinh học hiếu khí diễn ra như sau:
Nitrosomonas
55NH4+ + 76O2 + 5CO2 → C5H7NO2 + 54NO2– + 52H2O + 109H +
Nitrobacter
400NO2– + 195 O2 + NH3 + 2 H2O + 5CO2 → C5H7NO2 + 400NO3–
Quá trình phân hủy lưu huỳnh trong bể sinh học hiếu khí diễn ra như sau:
H2S + 2O2 → SO42- + 2H+ + ΔH
Nước sau khi ra khỏi bể sinh học sẽ tự chảy theo sự chênh lệch áp sang bể lắng sinh học để tiếp tục quá trình xử lý. Trong suốt quá trình một lượng xác định hổn hợp nước bùn tại đầu cuối của bể sục khí được tuần hoàn lại bể thiếu khí để nâng cao hiệu quả xử lý Nito trong nước thải.
Bể lắng:
Từ bể aerotank, nước thải chảy sang bể lắng sinh học. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi thải vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa về bể trung gian. Bùn lắng một phần được hoàn lưu định kỳ về bể xử lý trước và một phần (bùn dư) được đưa về bể chứa bùn.
Bể khử trùng:
Chlorine được châm định lượng vào bể khử trùng nhằm loại bỏ vi sinh vật trong nước thải thông qua việc làm rối loạn cơ chế trao đổi chất của vi sinh vật.
Bồn lọc áp lực:
Bể trung gian chứa nước cho quá trình lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước thải không lắng được tại bể lắng nhằm đảm bảo yêu cầu về chất rắn lơ lửng trong nước thải. Khi nước thải qua thiết bị lọc, các chất rắn lơ lửng được giữ trên bề mặt vật liệu lọc, nước xuyên qua bể mặt vật liệu lọc, về bể khử trùng.
Nước thải đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được đấu nối ra nguồn tiếp nhận.
Xử lý bùn:
Lượng bùn dư phát sinh được bơm qua máy ép bùn để ép khô và định kỳ thuê đơn vị có chức năng mang đi xử lý theo quy định.
Dưới đây là Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu biệt thự cao cấp Venica Khang Điền (Hệ thống chìm) do Công ty Cổ phần Phố Xanh tư vấn, thiết kế – thi công lắp đặt
Nếu cần tư vấn pháp lý môi trường, thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải khu nhà ở hay khu đô thị phức hợp khác. Quý khách có thể liên hệ đến Công ty Cổ phần Phố Xanh để được tư vấn chi tiết hơn.
Công ty Cổ phần Phố Xanh với 16 năm kinh nghiệm là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ môi trường trọn gói cho Doanh nghiệp, cùng với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, công nhân lành nghề nhiều nhiệt huyết và kinh nghiệm kết hợp với sự cố vấn của các chuyên gia là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ luôn sát cánh hỗ trợ, Phố Xanh tự tin và cam kết đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng bằng các dịch vụ và công trình chất lượng, đúng tiến độ cùng với chi phí hợp lý nhất.
Hy vọng sẽ giúp giải quyết các khó khăn cho Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Phố Xanh
Địa chỉ: Số 22 đường 28, khu nhà ở Garland, Kp6, P.Phước Long B, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Văn phòng: Biệt thự 47, khu nhà ở Garland, đường Trịnh Công Sơn, P.Phước Long B, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Website: phoxanh.com.vn Email: moitruongphoxanh@gmail.com
Hotline: 0912121107 – 0917070809 Chăm Sóc Khách Hàng: (028) 22152107
Bài Viết Liên Quan
[Dự thảo] Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật BVMT 2020
Dự thảo sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
Xử lý hơi hóa chất – dung môi hữu cơ
Trong khí thải công nghiệp thường chứa nhiều hơi hóa chất, hơi dung môi hữu
Xử lý hơi dung môi phun sơn
CÔNG TRÌNH PHỐ XANH ĐÃ THỰC HIỆN Công trình: Hệ thống xử lý khí thải
Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là từ nguồn nước rửa thủy sản
Xử lý khí thải bằng hấp phụ than hoạt tính
Xử lý khí thải bằng than hoạt tính là phương pháp sử dụng than hoạt
Sự cố môi trường là gì? Nội dung ứng phó sự cố môi trường
Sự cố môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường? Sự