Xử lý khí thải lò hơi

CHI TIẾT CÔNG TRÌNH THỰC HIỆN

Công trình: Hệ thống xử lý khí thải
Địa điểm thực hiện: KCN VSIP II-A, Tân Uyên, Bình Dương
Công nghệ xử lý: Hấp thụ – Hấp phụ
Thời gian hoàn thành: Tháng 3/2022
Chủ Đầu Tư:Công ty TNHH Sewoon Medical Vina

Lò hơi (tên gọi khác nồi hơi) là thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv…
Tuỳ thuộc vào loại lò hơi, người ta có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu để đốt khác nhau như chất rắn (than, củi..), chất lỏng (dầu..), khí (gas)
Trong quá trình vận hành lò hơi phát sinh ra bụi và các khí thải độc hại. Vì vậy việc đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi là giải pháp hữu hiệu giúp Doanh nghiệp sản xuất đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và sản xuất ổn định.

Thành phần các loại khí thải lò hơi

  • Khí thải lò hơi đốt bằng củi
    Nguồn nhiên liệu được sử dụng là củi nên khói thải của lò hơi chứa hàm lượng các khí CO2, CO, N2 khá cao kèm theo một số ít tro bụi do không cháy hết, vượt quy chuẩn cho phép nếu không được xử lý hiệu quả.
    Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thướt hạt từ 500µm, nồng độ dao động trong khoản tử 200-500mg/m3.
  • Khí thải lò hơi đốt bằng than
    Thành phần khí thải lò hơi đốt than đá cũng giống như lò hơi đốt củi, có khí CO2, CO, SO2 và NOx do hóa chất có trong than bị oxy hóa. Hàm lượng lưu huỳnh có trong than = 0,5% và khí thải SO2 nồng độ khoảng 1.333 mg/m3.
  • Khí thải lò hơi đốt bằng dầu FO
    Thành phần khí thải lò hơi đốt dầu FO thường gồm các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước và một ít tro và bụi lẫn lộn.
  • Khí thải lò hơi CNG
    So với các loại nhiên liệu khác thì lò hơi sử dụng nhiên liệu sạch CNG không giải phóng nhiều khí độc như CO2, CO, SO2 và NOx và hầu như không phát sinh bụi

Phương pháp xử lý khí thải lò hơi

  • Xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp phát tán
    Tính toán phát tán chất ô nhiễm ra môi trường không thông qua xử lí bằng cách nâng cao ống khói thải pha loãng khói thải vào không khí.
    Ứng dụng: Phương pháp này thích hợp với những nguồn thải không bị ô nhiễm cao, hay những lò hơi sử dụng nhiên liệu sạch như CNG chỉ cần pha loãng với không khí thì có thể đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.
  • Xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp hấp thụ
    Nguyên lý: cho khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các khí này hoặc được hoà tan vào chất lỏng hoặc được biến đổi thành phần.
    Ứng dụng : Phương pháp hấp thụ được sử dụng nhiều trong việc khử SO2, trong khí thải do củi, đốt than, dầu và từ lò nấu kim loại; khử hơi H2SO4 từ công nghiệp sản xuất hoá chất; khử hơi H­2S từ công nghiệp sản xuất khí thiên nhiên và lọc dầu; Khí Clo từ sản xuất hoá chất; các halogen, CO2, NO­2 và bụi từ các quá trình công nghệ khác; HCl, NH3 từ quá trình mạ kim loại…

          Sơ đồ công nghệ xử lý bụi và khí thải lò hơi hiệu quả, đạt QCVN về khí thải

Thuyết minh quy trình xử lý khí thải lò hơi

Khí thải từ lò hơi được thu gom vào chụp hút. Sau đó, nhờ vào quạt hút khí, khí thải được dẫn đến cyclone thu bụi.

Để lọc sạch lượng bụi mịn nhỏ, dòng khí tiếp tục được đi qua các thiết bị lọc túi vải. Các hạt bụi có kích thước nhỏ được giữ lại tại đây.

Khí thải tiếp tục dẫn qua tháp hấp thụ, dung dịch hấp thụ Ca (OH)2 sẽ được tưới trên lớp đệm rỗng và chạy xuống dưới tạo ra bề mặt ướt của lớp vật liệu cho dòng khí đi từ dưới đi lên. Theo đó, khi dung dịch hấp thụ gặp dòng khí thì sẽ xảy ra quá trình phản ứng loại bỏ SO2 ra khỏi dòng thải.

Khí SO2 sẽ tác dụng với dung dịch hấp phụ theo phương trình phản ứng:
SO2 + H2O > H2SO3
H2SO3 + Ca(OH)2 > CaSO3.2H2O
SO3.2H2O + 1/2O2 > CaSO4.2H2O

Tại đây, các khí SO2, H2S…sẽ bị hấp thụ. Cặn lắng được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý, dung dịch hấp phụ được bơm tuần hoàn trở lại tháp.
Dòng khí sạch sẽ đi lên trên và được phát thải ra ngoài môi trường đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT.

  • Xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp nhằm giữ lại các hơi và khí độc trên bề mặt vật liệu hấp phụ, bằng cách cho dòng khí thải đi qua tháp chứa vật liệu hấp phụ.

Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp phụ.

Ứng dụng: Phương pháp hấp phụ thường sử dụng nhiều trong trường hợp tái sinh hơi cồn từ kho chứa rượu, lọc sạch khí thải lò đốt…, hiệu quả xử lý trên 90%, vật liệu hấp phụ giá thành thấp, dễ thay thế và tiết kiệm chi phí cho nhà máy.

Quá trình hấp phụ xảy ra trong buống hấp phụ có chứa than hoạt tính, dòng khí thải được thu gom bằng chụp hút dẫn về tháp hấp phụ, nhờ lực hút của quạt hút theo đó các khí thải độc hại sẽ được dẫn qua các lớp than hoạt tính. Sau khi qua lớp vật liệu này các hơi khí độc sẽ được giữ lại trên bề mặt than hoạt tính.

Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT được dẫn qua ống thải cao và thải ra môi trường

Đơn vị thi công hệ thống xử lý khí thải đẹp, uy tín và chất lượng

Với 15 năm kinh nghiệm thiết kế – thi công hệ thống xử lý khí thải, cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với công việc. Chúng tôi tự tin khẳng định rằng, Quý khách sẽ thực sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công tại Phố Xanh

Cam kết thi công giá gốc tại xưởng & thi công hoàn thiện đúng tiến độ

  TƯ VẤN NGAY: 0912.12.11.07

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *