Xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải Bệnh viện hay nước thải y tế là loại nước thải đặc thù phát sinh từ các cơ sở thực hiện khám chữa bệnh. Đây là nguồn ô nhiễm độc hại chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, chất độc gây bệnh cho con người cần được xử lý triệt để.

I. NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

1.1. Nguồn phát sinh

Nước thải y tế phát sinh từ 2 nguồn chính:

  • Nước thải phát sinh từ quá trình rửa vết thương, vệ sinh các dụng cụ y tế, phẫu thuật, nước thải từ các xét nghiệm y khoa, bệnh phẩm của bệnh nhân
  • Nước thải sinh hoạt từ các nhà bếp, nhà ăn ở các cơ sở y tế, bệnh viện, ngoài ra còn có nước thải từ nhà tắm, từ các hoạt động nấu ăn, tẩy rửa, vệ sinh, tắm giặt của các y bác sĩ, bệnh nhân, thân nhân,…

Lượng nước thải y tế phát sinh ước tính theo tổ chức Y tế thế giới (WHO):

  • Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.
  • Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày

1.2. Thành phần tính chất

Thành phần chính có trong nước thải y tế:

  • Các chất rắn lơ lửng có trong nước thải;
  • Các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng,…;
  • Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân trong quá trình xét nghiệm bệnh như máu, đờm, dịch, nước tiểu,…;
  • Vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như Salmonella, liên cầu, tụ cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng,…;
  • Các loại chất độc hại có trong cơ thể bệnh nhân và các chế phẩm điều trị bệnh , thậm chí là chất phóng xạ.

Bảng thành phần ô nhiễm nước thải y tế

STTThông sốĐơn vịGiá trị đặc trưng

Giá trị C

QCVN 28:2010/BTNMT

AB
1pH6,0 – 8,06,5 – 8,56,5 – 8,5
2BOD5 (20oC)mg/l150 – 4503050
3CODmg/l300 – 50050100
4Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)mg/l100 – 30050100
5Sunfua (tính theo H2S)mg/lCXĐ1,04,0
6Amoni (tính theo N)mg/l15 – 30510
7Nitrat (tính theo N)mg/l50 – 803050
8Phosphat (tính theo P)mg/l10 – 20610
9Dầu mỡ động thực vậtmg/lCXĐ1020
10Tổng hoạt độ phóng xạ αBq/lCXĐ0,10,1
11Tổng hoạt độ phóng xạ βBq/l

CXĐ

1,01,0
12Tổng coliformsMPN/ 100ml105 – 10730005000
13SalmonellaVi khuẩn/ 100 mlCXĐKPHKPH
14ShigellaVi khuẩn/ 100 mlCXĐKPHKPH
15Vibrio choleraeVi khuẩn/ 100 mlCXĐKPHKPH

Nguồn: Tổng hợp từ các công trình đã thực hiện

Ngoài ra, một số kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi) hay các hợp chất AOX phát sinh trong việc chụp X- quang cũng như tại các phòng xét nghiệm của bệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nước thải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

II. QUY TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, nước thải y tế tổng quát

Sơ đồ công nghệ trên được điều chỉnh để phù hợp với công suất, tính chất nước thải của từng nguồn thải (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám…).

2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải

Các loại nước thải bệnh viện từ các khu phát sinh được thu gom tập trung về hố thu. Trước khi vào hố thu, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải

Nước thải từ khu vực nhà ăn, vệ sinh thường có hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao, nước thải được tách dầu, mỡ thông qua bể tách dầu mỡ trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải chung

Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ, tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể thiếu khí

– Bể Anoxic (Bể thiếu khí) : Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể Anoxic. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình khử Nitrat và Photphorin.

Trên thực tế, tại các hệ thống xử lý nước thải, để mang lại hiệu quả xử lý N, P tối ưu, bể Anoxic được kết hợp với các bể khác như:

  • Chu trình công nghệ AAO (Anaerobic – Yếm khí; Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí);
  • Chu trình công nghệ AO (Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí).

Nước thải sẽ được xử lý liên hoàn bởi hệ sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí, từ đó đạt hiệu quả xử lý tối ưu trước khi xả thải ra môi trường.

Bể Aerotank (Bể sinh học hiếu khí):

+ Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối.

+ Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.

Bể lắng sinh học:

+ Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý.

+ Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết.

+ Phần bùn dư được bơm vào bể nén bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được cho vào máy ép và được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.

+ Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.

– Bể Khử trùng:

+ Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

+ Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.

– Bồn lọc áp lực:

Tiếp theo nước được bơm lên bồn lọc áp lực gồm các lớp vật liệu như sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất, hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Bồn lọc áp lực có tác dụng loại bỏ toàn bộ hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải mà không lắng được bởi quá trình lắng thông thường.

Ưu điểm nổi bật của công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

– Chi phí vận hành thấp.

– Vận hành dễ dàng với hệ thống điều khiển.

– Hiệu suất xử lý cao: xử lý nước thải đạt QCVN 28:2010/BTNMT, mức B.

– Tính linh hoạt cao: Công nghệ xử lý chịu được tải trọng ô nhiễm cao

III. ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HIỆU QUẢ

Công ty Cổ phần Phố Xanh với 16 năm kinh nghiệm là đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường trọn gói cho Doanh nghiệp (từ tư vấn pháp lý đến thiết kế xây lắp và vận hành công trình xử lý nước thải, khí thải), đặc biệt đã tư vấn thiết kế và thi công nhiều hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện hiệu quả như hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Âu Cơ-Biên Hòa , Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hoàn mỹ Thủ Đức, ..vv…

Với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, công nhân lành nghề nhiều nhiệt huyết và kinh nghiệm kết hợp với sự cố vấn của các chuyên gia là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ luôn sát cánh hỗ trợ, Phố Xanh tự tin và cam kết đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng bằng các dịch vụ và công trình chất lượng, đúng tiến độ cùng với chi phí hợp lý nhất.

Khi có nhu cầu tư vấn pháp lý môi trường, thi công công trình xử lý môi trường, Quý khách hãy liên hệ Công ty Cổ phần Phố Xanh để được tư vấn chi tiết hơn. Hy vọng sẽ giúp giải quyết các khó khăn cho Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Công ty Cổ phần Phố Xanh
  • Địa chỉ: Số 22 đường 28, khu nhà ở Garland, Kp6, P.Phước Long B, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
  • Văn phòng: Biệt thự 47, khu nhà ở Garland, đường Trịnh Công Sơn, P.Phước Long B, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • Website: phoxanh.com.vn                                Email: moitruongphoxanh@gmail.com
  • Hotline: 0912121107 – 0917070809            Chăm Sóc Khách Hàng: (028) 22152107

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *